Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương chuyên xử lý nước thải nhận tư vấn, thiết kế, lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện xin giới thiệu bài viết sơ lược về công nghệ xử lý nước thải bệnh viện:
I. ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI
|
Ngăn chứa đệm cầu trong hệ thống XLNT bệnh viện |
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nước thải của hoạt động khám chữa bệnh, xét nghiệm tại các khoa phòng. Nước thải sinh hoạt có đặc tính chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (đại diện bởi thông số BOD5), lượng chất rắn lơ lửng lớn. So với tổng lượng nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt chiếm tới 80%.
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng của nitơ (N), phốt pho (P), các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây ra.
Ngoài ra nước thải các bệnh viện còn có một số kim loại nặng với hàm lượng nhỏ như: mangan, đồng, thủy ngân, crôm,…
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG
1. Xử lý nước thải bệnh viện theo công nghệ hợp khối
|
Hệ thống điều khiển PLC và thiết bị khử trùng |
Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải đã biết trong không gian thiết bị của mỗi mô-đun để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp khối còn áp dụng phương pháp lắng có lớp bản mỏng (lamen) cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu.
|
Hệ thống đĩa phân phối khí |
Việc áp dụng công nghệ hợp khối này sẽ không những đảm bảo loại trừ các chất gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư. Bởi công nghệ này có thể giảm thiểu được phần đầu tư xây dựng, dễ quản lý vận hành, tiết kiệm diện tích đất xây dựng, kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và mùi hôi.
2. Xử lý nước thải bằng bể lọc sinh học
Xử lý nước thải bệnh viện bằng bể lọc sinh học dễ xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo quản, giá thành rẻ. Nước thải sau xử lý sạch hơn tiêu chuẩn Việt Nam, có thể thải thẳng ra môi trường không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
3. Biện pháp xử lý bằng phương pháp hóa sinh
Biện pháp xử lý hóa sinh là biện pháp xử lý kết hợp giữa
phương pháp xử lý sinh học và phương pháp xử lý hóa học. Nước thải sau khi áp dụng phương pháp này được làm sạch đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 7382:2004 và được đưa vào hệ thống thoát nước chung.
Ưu điểm: Công nghệ và công trình linh động, phù hợp với điều kiện từng bệnh viện. Kinh phí đầu tư xây dựng giảm từ 3-10 lần so với nhập từ nước ngoài.
Thạc sĩ Lê Hồng Thái - Viettech
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét